Tinh dầu tràm có tác dụng gì?
Từ xa xưa, con người đã biết sử dụng những nguyên liệu từ thiên nhiên để phục vụ cho đời sống của con người. Và tinh dầu tràm từ lâu đã đã được biết dến rộng rãi trong việc đem lại những lợi ích tuyệt vời đối với con người mà chưa chắc ai đã biết. Vậy tinh dầu tràm trà có tác dụng gì? Cách dùng như thế nào thì tốt?
Nguồn gốc của tinh dầu tràm
Dầu tràm, dầu tràm gió là một loại dầu gió được chiết xuất từ là của cây tràm lá dài (Tên khoa học là Melaleuca leucadendra). cũng có thể chiết xuất từ cây khác thuộc chi Tràm. Loại dầu này có hương thơm và mùi dễ chịu nên được dùng trong nhiều loại thuốc ho, nước súc miệng, thuốc sát khuẩn và nấm đặc hiệu dưới hai dạng sử dụng bôi thoa trực tiếp hay dạng hít ngửi bay hơi.

Tinh dầu tràm có màu vàng nhạt đến màu xanh sau khi chiết xuất, theo thời gian màu xanh ấy sẽ chuyển thành màu vàng và tinh dầu sẽ ngày càng trong hơn, mùi hương cũng sẽ theo thời gian mà bớt nồng. Hương thơm của tinh dầu tràm đặc trưng từ mùi lá cây dễ chịu và có khả năng lưu mùi trong thời gian dài, kéo dài từ 3 đến 10 tiếng sau đó sau khi sử dụng.
Từ lâu dầu tràm đã được sử dụng rất rộng rãi trong cộng đồng ở Việt Nam để phòng ngừa cảm mạo, gió máy cho người già, người bệnh, sản phụ, trẻ em kể cả trẻ sơ sinh. Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. dầu tràm được sử dụng nhiều để cung cấp cho những người lính trên chiến trường đem theo phòng cảm.
Tinh dầu tràm có tác dụng gì?
Trong tinh dầu tràm có 2 thành phần chính là cineol 1,8 (eucalyptol) và α-Terpineol, trong đó cineol 1,8 chiếm khoảng từ 40% đến 60%, có khả năng giữ ấm và trị ho long đờm. Thành phần α-Terpineol chiếm 5% đến 12% có tác dụng kháng khuẩn mạnh và được ứng dụng để ức chế virus H5N1.
Tác dụng của tinh dầu tràm gió trong việc kháng khuẩn
Chất α-Terpineol với khả năng kháng khuẩn và ức chế hiệu quả của các virus gây bệnh giúp bảo vệ sức khỏe, khử trùng cho không khí và điều trị các vết côn trùng cắn, các vết thương nhiễm trùng tốt, làm giảm sự ngứa ngáy khó chịu và là giảm vết sưng tấy nhanh chóng. Đặc biệt, đây là một loại dược liệu rất có hiệu quả trong việc điều trị viêm bao quy đầu. Nhờ vào các hợp chất kháng khuẩn cực mạnh cũng như chống viêm mà loại tinh dầu này có thể làm dịu viêm và giảm kích ứng.

Tinh dầu tràm có tác dụng gì trong việc trị cảm, ho và giúp long đờm
Nhờ chất cineol 1,8 mà tinh dầu tràm giúp điều trị các bệnh cảm cúm, giúp giảm ho và làm long đờm tốt. Kết hợp với khả năng kháng khuẩn và kháng virus gây bệnh mà tinh dầu tràm nhanh chóng đẩy lùi cơn ho, giữ ấm cho cơ thể và làm tăng khả năng đề kháng cho cơ thể.
Tinh dầu tràm có tác dụng gì đối với việc giảm đau nhức xương khớp
Tinh dầu tràm có khả năng giảm đau và giảm viêm hiệu quả, được dùng để làm giảm đau nhức vùng xương khớp khớp rất hiệu quả. Xoa tinh dầu tràm lên vùng đau nhức sẽ làm nóng, giảm đau tức thì vùng trị liệu.
Công dụng của tinh dầu tràm trong việc trị đầy hơi, khó tiêu
Tinh dầu tràm với khả năng làm ấm nên hỗ trợ trị chứng đầy hơi, khó tiêu hiệu quả. Chỉ cần xoa một ít tinh dầu tràm lên bụng sẽ làm giảm sự khó chịu tức thì và gia tăng hoạt động của hệ tiêu hóa.
Tinh dầu tràm trị mụn hiệu quả
Tinh dầu tràm có khả năng kháng khuẩn tốt giúp làm sạch bề mặt da, tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, loại bỏ những chất bẩn và tế bào chết có trong lỗ chân lông giúp giảm mụn và ngăn chặn việc hình thành các nhân mụn mới hiệu quả. Tinh dầu tràm cũng có khả năng trị được các bệnh nấm da rất tốt.
Tinh dầu tràm có tác dụng gì trong việc xua đuổi côn trùng
Hương thơm của tinh dầu tràm có khả năng xua đi các loại côn trùng như ruồi muỗi, khử trùng cho không khí giúp không gian sống an toàn, phòng tránh bệnh tật và thanh lọc bầu không khí bằng hương thơm dễ chịu.

Tác dụng cùa tinh dầu tràm với phụ nữ mang thai, sau sinh và trẻ nhỏ
Tinh dầu tràm có khả năng giữ ấm tốt nhờ vào hoạt chất methylsalicylate. Hoạt chất này cùng với các thành phần khác của tinh dầu tràm rất lành tính, được dùng để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho người có sức đề kháng yếu như người già, phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.

Cách sử dụng tinh dầu tràm
Có thể thấy, tinh dầu tràm mang lại rất nhiều công dụng hữu ích cho cơ thể và sức khỏe của con người. Nhưng để phát huy tối đa các tác dụng đó, mọi người cần phải sử dụng đúng cách.
Cách sử dụng tinh dầu tràm với người lớn
Đa số người lớn đều có hệ miễn dịch với sức đề kháng mạnh mẽ nên hoàn toàn có thể sử dụng sản phẩm này một cách trực tiếp. Ví dụ như bị nấm ngứa hay mụn mủ, mụn trứng cá…có thể lấy tăm bông bôi trực tiếp vào vùng da bị tổn thương để đạt hiệu quả cao nhất.
Cách dùng tinh dầu tràm với trẻ nhỏ
Khi sử dụng tinh dầu tràm cho trẻ nhỏ hay trẻ sơ sinh thì các bậc phụ huynh cần phải lưu ý hết sức thận trọng. Bởi làn da của bé khá nhạy cảm, chỉ cần một sơ xuất nhỏ thôi cũng dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng. Cách đơn giản nhất là các mẹ có thể nhỏ một vài giọt tinh dầu vào lòng bàn tay rồi xoa xoa hai tay, sau đó thoa hoặc massage lên làn da của bé trên vùng diện tích nhỏ.
Đa số các bé bị sổ mũi hay cảm lạnh, ho… thì đều áp dụng theo cách trên. Ngoài ra, các mẹ có thể đuổi muỗi bằng tinh dầu tràm để phòng tránh và ngăn ngừa bệnh sốt xuất huyết cho bé rất hiệu quả.

Sử dụng tinh dầu tràm với phụ nữ mang thai và sau khi sinh
Một số cách có thể ứng dụng tinh dầu tràm cho các bà mẹ mang thai và sau khi sinh là:
- Dùng tinh dầu để góc nhà giúp thanh lọc không khí, dễ chịu và thoải mái hơn.
- Cơ thể đau nhức thì có thể thoa dầu hoặc hòa với nước ấm để xông người thư giãn.
- Để khắc phục tình trạng rụng tóc sau khi sinh, có thể hòa lẫn tinh dầu tràm với dầu gội đầu…
Trên đây là một số thông tin về tác dụng của tinh dầu tràm mà mọi người nên biết. Nếu còn thắc mắc gì có thể đến Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế - 12 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội để được các bác sĩ Nam học – Ngoại tiết niệu của tư vấn cụ thể hơn. Bạn có thể nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] hoặc liên hệ đường dây nóng: 0836.633.399 – 0243.825.5599 (hoàn toàn miễn phí).

>>> Xem thêm <<<
Công dụng của tỏi đối với sức khỏe con người
Thuốc bôi chữa viêm bao quy đầu Hidrocortisone