Những lợi ích của gừng đối với con người
Gừng là một loại gia vị rất quen thuộc đối với con người chúng ta. Nó không chỉ được sử dụng rộng rãi như một loại gia vị cho các bữa ăn hàng ngày mà nó còn là một vị thuốc chữa được rất nhiều bệnh. Vậy gừng có những tác dụng to lớn nào?
Cây gừng là cây như thế nào?
Gừng là một loại thực vật dùng làm gia vị và thuốc. Cây gừng thuộc loại câythân thảo, cao khoảng 1m. Cây có rễ phát triển thành củ phân thành nhánh xòe ra, có màu vàng nhạt và có mùi thơm cay. Lá cây mọc so le, có gân hơi trằng nhạt, không có cuống khi vò thấy có mùi thơm.

Phần dùng làm dược liệu là phần củ( gốc) của cây gừng không có hình dạng nhất định, phân nhánh.
Tác dụng của gừng đối với sức khỏe
Gừng là gia vị quen thuộc, thường được sử dụng trong mỗi bữa ăn gia đình. Ngoài ra, gừng còn có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe con người.
+ Gừng giúp giảm đau xương khớp và đau cơ
Các thành phần hoá học trong gừng giúp ức chế sự sinh tổng hợp các chất prostaglandin gây viêm, giúp cải thiện tình trạng viêm khớp gối và đau nhức. Uống trà gừng, đắp bã, ngâm tay, chân trong nước gừng loãng mỗi tối 15-20 phút có thể chữa được các chứng viêm khớp. Liệu pháp này có tác dụng giảm triệu chứng đau, sưng rất rõ rệt.
+ Ăn gừng thường xuyên phòng chữa sỏi mật
Sử dụng gừng thường xuyên rất có lợi cho việc phòng, chữa sỏi mật. Sỏi mật hiện nay thường được điều trị bằng phẫu thuật và chưa có một thuốc đặc trị nào có hiệu quả. Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Nhật Bản cho biết: Đã phát hiện thấy thành phần các chất trong vị cay của gừng tươi có tác dụng ức chế hợp thành Prostaglana – chất gây ra sỏi mật. Khi lượng prostaglandin trong cơ thể quá nhiều, hàm lượng chất muxin (một loại protein) trong dịch mật có thể sẽ tăng lên. Chất muxin có thể kết hợp với các ion canxi và bilirubin trong dịch mật và tạo thành các hạt sỏi trong mật. Một số chất trong củ gừng có tác dụng ức chế sự hợp thành prostaglandin, do đó làm giảm bớt hàm lượng muxin trong dịch mật và có thể phòng ngừa bệnh sỏi mật. Như vậy, với người bị bệnh sỏi mật, những người có nguy cơ mắc phải bệnh này nên thường xuyên ăn thêm gừng và một số chế phẩm làm từ gừng.
+ Giúp giảm đau, kháng viêm
Một trong những tác dụng hiệu quả nhất của gừng là kháng viêm. Nếu uống nước gừng hàng ngày, bạn ít gặp các cơn đau và các bệnh liên quan đến viêm khác do những thành phần chống oxy hóa trong gừng sẽ giúp loại bỏ các tạp chất có hại gây viêm trong cơ thể. Những lợi ích từ gừng như giúp kháng khuẩn và chống viêm có thể giúp hỗ trợ điều trị nhiễm trùng do tình trạng viêm loét gây ra như viêm bao quy đầu, quy đầu và cũng giúp giảm các triệu chứng của bệnh.
+ Giúp kéo dài tuổi thọ
Sử dụng gừng và các sản phẩm chiết xuất của gừng thường xuyên còn có tác dụng chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ vì trong gừng chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp loại bỏ các gốc tự do khỏi cơ thể và ngăn ngừa sự oxy hóa gây hại cho tế bào.
+ Làm giảm đau bụng do kinh nguyệt
Khi bị đau bụng do kinh nguyệt, bạn nên uống một cốc trà gừng nóng, sẽ làm giảm cơn đau. Gừng đã được thử nghiệm với một nhóm phụ nữ bị đau bụng kinh và kết quả cho thấy loại củ này có hiệu quả rất tốt trong việc giảm đau.
+ Giảm nguy cơ bệnh Alzheimer
Các chất trong củ gừng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Gừng cũng giúp bảo vệ chống lại chứng suy giảm nhận thức do tuổi tác.
+ Giúp điều trị chứng nôn và buồn nôn
Nếu bạn cảm thấy buồn nôn, đơn giản chỉ cần uống một cốc trà gừng và bạn sẽ cảm thấy tốt hơn rất nhiều trong thời gian ngắn.
+ Giúp giải toả stress
Nhờ chứa chất Cineole nên gừng có thể giúp giải tỏa stress, trị bệnh nhức nửa đầu, giúp cho giấc ngủ ngon và sảng khoái. Gừng còn làm dịu cơn đau răng hay sự khó chịu gây ra do nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, nhờ vào tính chất kháng khuẩn và chống nấm của nó.
Lưu ý khi sử dụng gừng
Dùng tốt nhất vào buổi sáng và buổi trưa: Trong dân gian Trung Quốc thường truyền nhau câu: "Sáng sớm ăn gừng, tốt hơn cả nước sâm; buổi tối ăn gừng, ngang với ăn thạch tín". Câu nói này cũng đủ nói lên tác hại của việc ăn quá nhiều gừng vào buổi tối. Nguyên nhân là do vào buổi sáng, khí trong dạ dày nhiều, ăn một chút gừng sẽ giúp dương khí bốc lên, thúc đẩy tuần hoàn máu, kích thích tiết dịch dạ dày, thúc đẩy tiêu hóa.
Ngược lại, đến lúc nửa đêm, âm khí thịnh phát, dương khí co lại, ăn gừng lúc này sẽ vi phạm quy luật sinh lý. Điều này gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và sự trao đổi chất trong cơ thể.
Không ăn nhiều gừng: Mặc dù gừng rất tốt nhưng nó thuộc tính nhiệt nên ăn nhiều có thể gây khô miệng, khát nước, phát nhiệt trong người.
Không phải ai cũng ăn được gừng: Những người thường xuyên mất ngủ, khô cổ họng, táo bón hoặc bị áp xe phổi, bệnh lao, loét dạ dày, viêm túi mật, tiểu đường, đang mọc mụn, mắc các bệnh về gan, bệnh trĩ đều không nên ăn gừng. Không dùng gừng liều cao, nhiều ngày cho người tiểu đường, bệnh tim, phụ nữ có thai.
Sốt cao không ăn gừng: Uống nước gừng có thể giảm bớt tình trạng cảm lạnh, thế nhưng nếu sốt cao mà cho uống nước gừng sẽ gây ra họa. Bởi gừng có tính nhiệt, sẽ khiến thân nhiệt của người bệnh cao lên, gây tổn thương các mạch máu, thậm chí xuất huyết.
Không ăn gừng bị dập: Gừng tươi đã bị dập dễ sinh ra một loại chất độc cực mạnh là safrol. Chất này có thể làm biến tính, hoại tử tế bào gan, từ đó dẫn đến bệnh ung thư gan.
Trên đây là những thông tin về tác dụng của gừng cũng như những lưu ý khi sử dụng gừng. Mong rằng, những thông tin trên giúp mọi người có thể hiểu biết thêm về những thứ xung quanh các bạn.
Nếu còn thắc mắc gì có thể đến Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế - 12 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội để được các bác sĩ Nam học – Ngoại tiết niệu của tư vấn cụ thể hơn. Bạn có thể nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] hoặc liên hệ đường dây nóng: 0836.633.399 – 0243.825.5599 (hoàn toàn miễn phí).

>>> Đọc thêm <<<
Công dụng của tỏi đối với sức khỏe con người
Những lợi ích tuyệt vời của sữa chua mà không phải ai cũng biết